KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Infection Control Department

I. HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khoa Chống nhiễm khuẩn (tiền thân của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn) được thành lập ngày 22/12/1999 theo quyết định Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, từ sự kết hợp giữa bộ phận Hấp sấy tiệt trùng và bộ phận Giặt là thuộc phòng Hành chính quản trị.

Năm 2010, khoa được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư 18 của Bộ Y tế. Đủ năng lực đảm trách tốt công tác KSNK bệnh viện, được các bệnh viện ở khu vực Miền núi phía bắc tin tưởng, học tập trao đổi kinh nghiệm.

II. TỔ CHỨC & NHÂN LỰC

1. Tổ chức và nhân lực 

- Trưởng khoa: Thầy thuốc ưu tú CN. Vũ Ngọc Anh

+ Điện thoại: 01655846929

+ Email: vungocanh09@gmail.com

- Điều dưỡng trưởng: CN. Nông Thị Vân Kiều

+ Điện thoại: 0972093888

+ Email: Kieuksnk@gmail.com

- Khoa có 34 người, trong đó:

+ 03 Cử Nhân.

+ 01 Điều Dưỡng trung cấp

+ 02 Kỹ thuật viên Trung cấp

+ 01 Điều Dưỡng sơ cấp

+ 01 nhân viên kỹ thuật

+ 26 Hộ Lý và y công.

* Khoa được chia làm 6 tổ:

1. Tổ Hành chính- giám sát Tổ trưởng CN. Nông Thị Vân Kiều
2. Tổ Dụng cụ - Tiệt khuẩn Tổ trưởng: KTV. Nguyễn Thị Hiền
3. Tổ Đồ vải Tổ trưởng: Hộ lý. Cao Thị Lan
4. Tổ Sản xuất bông- gạc Tổ trưởng: CN. Nguyễn Thị Chuyên
5. Tổ Vệ sinh - chất thải Tổ trưởng: KTV. Hoàng Thị Huế
6. Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Tổ trưởng: CN. Vũ Ngọc Anh

2. HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN:

Được hình thành theo hướng dẫn Thông tư 18/2009/TT-BYT:

1. Phó Giám đốc BV - Phụ trách Hệ ngoại CT Hội Đồng
2. Phó Giám đốc BV - Phụ trách Hệ chuyên khoa lẻ Phó CT Hội Đồng
3.Trưởng Khoa KSNK Thường trực Hội Đồng
4.Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Thành viên
5. Trưởng Phòng Điều Dưỡng Thành viên
6. Trưởng Phòng Vật Tư-TTBYT Thành viên
7. Trưởng Phòng HCQT Thành viên
8. Trưởng Khoa HSTC-CĐ Thành viên
9. Trưởng Khoa Vi sinh Thành viên
10. Cùng các Trưởng khoa lâm sàng Thành viên

3. Mạng lưới KSNK:

- Mạng lưới KSNK tại các khoa gồm các thành viên: 01 BS, 01 ÐD có chuyên môn vững và làm việc có trách nhiệm.

- Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ y tế, quy định của Giám đốc bệnh viện.

4. Trang thiết bị:

Tổ Hành chính - giám sát được trang bị: 02 máy tính và 02 máy in, 01máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, phần mềm duyệt cấp trên mạng quản lý bệnh viện.

Tổ Dụng cụ - Tiệt khuẩn được trang bị: gồm khu trung tâm tiệt khuẩn 300m2 , 02 máy rửa tự động bằng sóng siêu âm, hệ thống xì khô trung tâm, 01 máy điều hòa công suất lớn trong kho lưu giữ dụng cụ vô trùng, 01 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp Sterrad 100S, 06 máy tiệt khuẩn Autoclave có công suất lớn (300l - 600l), hệ thống đèn cực tím di động để khử trùng môi trường, các máy hàn túi, đóng gói các loại vật tư y tế….


Đóng gói dụng cụ, phượng tiện làm thủ thuật và chăm sóc người bệnh theo từng bộ luôn đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, nguyên tắc vô khuẩn


Hệ thống Test đánh giá chất lượng tiệt khuẩn

Trang bị tổ sản xuất bông gạc: gồm 01 máy điều hòa công suất lớn, 02 máy cắt bông gạc chuyên dụng, 01 máy hàn túi liên tục. Tổ sản xuất, đóng gói, cấp phát bông, gạc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu sử dụng của các khoa, trung tâm trong bệnh viện cho tất cả chủng loại bông gạc, đặc biệt cung cấp gạc phẫu thuật, bông chèn thận, meche Tai Mũi Họng…

Trang bị tổ Đồ vải: gồm 05 máy giặt công nghiệp có công suất 30-38kg/máy, 02 máy sấy khô chuyên dụng có công suất lớn, 03 máy khâu công nghiệp, hệ thống bàn là hơi nước…

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:

Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiệm vụ trọng tâm. Tổ Hành chính- giám sát chuyên trách, tiến hành giám sát thường quy và đột xuất về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vệ sinh tay ở các khoa và trung tâm để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh về tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, để luôn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên khoa kỹ thuật cao như: Mổ tim hở, phẫu thuật vi phẫu, mổ nội soi,….

- Chuẩn hóa và xây dựng các qui trình KSNK và bảng kiểm giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ban hành .

- Đã thực hiện và đang hoàn thiện phần mềm Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên mạng nội bộ.

- Điều tra đánh giá tình hình Nhiễm khuẩn Bệnh viện, Nhiễm khuẩn vết mổ, Viêm phổi Bệnh viện và có biện pháp can thiệp sau điều tra. - Phối hợp khoa Vi Sinh giám sát Vi sinh vật thường quy và đột xuất.

- Phối hợp khoa Vi Sinh, Dược Lâm Sàng theo dõi VK kháng thuốc và sử dụng kháng sinh. Đã có những điều tra sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân trong toàn viện và trên bệnh nhân phẫu thuật.

- Phối hợp phòng KHTH xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo, theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn cho nhân viên y tế. 

- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giám sát quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế.

- Chức năng nhiệm vụ khác: Ứng dụng công nghệ thông tin để duyệt cấp bông gạc, nước vô trùng… trên phần mềm; tổng hợp chi phí tiệt khuẩn phục vụ công tác hạch toán thu chi hàng tháng…

2. Chức năng Tiệt khuẩn và Giặt là:

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng bông gạc vô trùng cho toàn bệnh viện, quản lý cấp duyệt bông gạc trên phần mềm.

- Xử lý dụng cụ tập trung và  xử lý đồ vải tập trung theo Thông tư số 18.

- Hàng năm, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã phục vụ an toàn cho hàng nghìn  cas phẫu thuật, Phục vụ chăm sóc cho hơn 3 trăm nghìn lượt người bệnh điều trị nội trú (Sản xuất hơn 600.000 sản phẩm/năm với hàng trăm chủng loại phục vụ cho phẫu thuật và chăm sóc khác…).

3. Đào tạo- Chỉ đạo tuyến và Nghiên cứu khoa học

- Cán bộ chuyên trách khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tham gia các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao giảng viên lâm sàng và giảng viên kiểm soát nhiễm khuẩn do Dự án Jica Nhật bản Tổ chức.

- Tham gia tập huấn, hội nghị, hội thảo "Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện" của Bộ y tế và các tổ chức Y tế Thế giới hàng năm.

- Công tác Chỉ đạo tuyến: Tham gia Đề án 1816 cho các bệnh viện đa khoa 06 tỉnh Miền núi phía Bắc (như: Cao bằng, Lạng sơn, Bắc Cạn, Bắc giang…và các huyện trong tỉnh)

- Mở lớp tập huấn và lớp đào tạo cơ bản về Kiểm soát nhiễm khuẩn Kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện trong tỉnh và các tỉnh miền núi phía bắc.

- Huấn luyện kiến thức cơ bản về KSNK cho sinh viên trường Cao Đẳng y tế Thái Nguyên, Đại học y dược Thái Nguyên và cho cán bộ mới tuyển dụng của bệnh viện.

- Mời chuyên gia KSNK của Bộ Y Tế như Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện trung ương quân đội 108… về tại bệnh viện để tập huấn công tác KSNK cho toàn nhân viên bệnh viện.

- Về nghiên cứu khoa học: Hàng năm khoa có báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ cở về chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn và tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trong thời gian tới, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

1. Nâng cao năng lực chuyên môn CBVC để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành y tế và lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Phối hợp với Trung tâm đào tạo tổ chức đào tạo và tập huấn KSNK cho các bệnh viện trong tỉnh và trong khu vực

3. Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.

4. Hoàn thiện phần mềm giám sát nhiễm khuẩn để theo dõi nhiễm khuẩn bệnh viện chủ động, cập nhật hàng ngày qua mạng vi tính .

5. Tiếp tục chuẩn hoá các quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp theo từng chuyên khoa.

7. Xây dựng thêm đơn vị tiệt khuẩn chuyên dụng phục vụ cho các khu vực phòng mổ.