I.   Giới thiệu chung:

 https://bvdktuthainguyen.gov.vn/uploads/media/Trang%20Web%20c%C3%A1c%20khoa/Ph%C3%B2ng%20V%E1%BA%ADt%20t%C6%B0/c%E1%BA%A3%20ph%C3%B2ng.jpg

1. Phòng Vật tư trang thiết bị y tế - Bệnh viện Tw Thái Nguyên là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện.

2. Số điện thoại liên hệ:

 https://bvdktuthainguyen.gov.vn/uploads/media/Trang%20Web%20c%C3%A1c%20khoa/Ph%C3%B2ng%20V%E1%BA%ADt%20t%C6%B0/ch%C3%BA%20c%C6%B0%E1%BB%9Dng.jpg

Trưởng phòng BSCKII. Vũ Mạnh Cường: 0912.454.552

Phó phòng phụ trách Sửa chữa: ThS. Kỹ sư Nguyễn Đức Hạnh: 0917.333.777

Phó phòng phụ trách Vật tư tiêu hao: Cử nhân kinh tế Nguyễn Thị Thái: 0916.092.003

 

II. Lịch sử phát triển và phát triển:

 1. Tiền thân từ khoa Dược Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, do nhu cầu cấp thiết mang tính đặc thù của công việc và được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện vào năm 1978 chính thức thành lập phòng Vật tư trang thiết bị y tế. Từ đó đến nay đã có rất nhiều sự đóng góp công sức của các cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại phòng, điển hình như các đồng chí trưởng phó phòng:

- Trưởng phòng đầu tiên : Đ/c Đỗ Thuỷ ( 1978- 1983 )

- Trưởng phòng : DS.CKI.Nguyễn Minh Hải ( 1983 -1998 )

- Trưởng phòng : KS.Hoàng Phú ( 1999 -2001 )

- Trưởng phòng : DS.CKI.Trương Xuân Mẫn ( 2001- 2020)

- Trưởng phòng: BSCKII. Vũ Mạnh Cường (2021 - hiện nay)

III. Vị trí, chức năng nhiệm vụ:

1. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện về công tác vật tư y tế, trang thiết bị y tế.

2. Căn cứ chức năng của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt

3. Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo qui định của Nhà nước.

4. Tổ chức duy tu bảo dưỡng trang thiết bị y tế kịp thời.

5. Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo qui phạm Việt nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền .

6. Lập hồ sơ lý lịch, cho tất cả các loại máy, xây dựng qui định vận hành, bảo quản và ký thuật an toàn sử dụng máy . Đối với máy đắt tiền, quí hiếm phải có người trực tiếp bảo quản sử dụng theo quyết định của giám đốc bệnh viện.

7. Quản lý nhập, cấp phát, thống kê theo dõi vật tư y tế, vật tư kỹ thuật cao của Bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt; 

8. Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế . mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy .

9. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với máy tối nguy hiểm theo danh mục qui định của Nhà nước .

10. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc .

11. Thực hiện công tác huấn luyện đào tạo: Lập kế hoạch, phối hợp với các Hãng sản xuất, các đơn vị kỹ thuật y tế để huấn luyện đào tạo về công tác an toàn, vận hành sử dụng, bảo quản trang bị, vật tư y tế.

12. Thực hiện công tác huấn, luyện đào tạo cho các cơ sở tuyến dưới, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816 theo sự phân công của bệnh viện.

13. Thực hiện công tác nghiên cứu, cải tiến trong việc quản lý sửa chữa trang thiết bị vật tư y tế: nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trang bị, tiết kiệm ngân sách, chủ động trong công tác kỹ thuật.

14. Tham gia các Hội Đồng và các Dự Án của bệnh viện khi được yêu cầu. 

                                                                    

 

IV. Tổ chức nhân sự :

- Trưởng phòng: 01 cán bộ

- Phó phòng: 03 cán bộ 

- Tổ cung ứng vật tư tiêu hao: 09 nhân lực

- Tổ sửa chữa bảo dưỡng: 09 nhân lực

- Tổ mua sắm thiết bị: 04 nhân lực

Tổng số cán bộ nhân viên của phòng là 25 người. Trong đó: 01 Bác sỹ CKII, 01 Dược sỹ CK I, 05 Thạc sỹ, 07 Kỹ sư, 02 Kế toán viên, 03 Chuyên viên, 04 NVKT

V. Hoạt động chuyên môn:

1. Vận hành hệ thống Oxy lỏng trong bệnh viện

2. Mua sắm vật tư y tế tiêu hao và các thiết bị máy y tế hiện đại đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho việc khám chữa bệnh của bệnh viện

3. Sửa chữa bảo dưỡng các loại máy y tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và duy trì khả năng hoạt động của máy móc

                                                                                        Một buổi giao ban Phòng Vật tư

                                                Ảnh tập thể kỷ niệm thành lập 40 năm phòng Vật tư Trang thiết bị y tế

Hoạt động chuyên môn tổ Sửa chữa

 

 Hoạt động kiểm kê và cấp phát vật tư tiêu hao

VI. Phương Hướng phát triển:

1. Quản lý Trang thiết bị và vật tư y tế, nối mạng LAN trong bệnh viện.

2. Quản lý, theo dõi vận hành các trang thiết bị và vật tư y tế bằng hệ thống mạng vi tính,  đẩy mạnh việc khai thác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

3. Đáp ứng vật tư y tế, đồng bộ với thiết bị y tế mới hiện đại

4. Nâng cao hợp tác phát triển kỹ thuật trong khối Vật tư-thiết bị y tế với các bênh viện trong và ngoài nước.

5. Thành lập, trang bị một xưởng sửa chữa thiết bị y tế, tiến tới bảo dưỡng, sửa chữa được nhiều các sự cố của trang thiết bị máy Y tế hiện đại, phục vụ kịp thời cho công tác điều trị bệnh nhân.

6. Bệnh viện đa khoa đang trong thời kỳ phát triển và đổi mới với nhiệm vụ trở thành một Trung tâm y tế của khu vực phía Bắc với một số chuyên sâu về kỹ thuật y tế, vì vậy ngoài nhiệm vụ của phòng đã nêu ở trên yêu cầu xác định được quá trình phát triển phòng thành một Trung tâm về thiết bị y tế với khả năng đáp ứng các yêu cầu của Ban giám đốc và thành lập Trung tâm sửa chữa thiết bị y tế của khu vực.

 7. Hoàn thiện đội ngũ CBNV về: trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

8. Hoàn thiện các quy trình trong công tác quản lý TTBYT. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu phục vụ bệnh nhân.

 9. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, thành lập nhóm NCKH chủ động sáng tạo trong nghiên cứu chế tạo, sửa chữa TBYT. Phấn đấu mỗi năm đều có các đề tài NCKH các cấp.

10. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTBYT.

11. Đẩy mạnh giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị trong ngành.

12. Phối hợp các hãng tổ chức khóa học tập, cập nhật công nghệ mới. 

13. Tiếp tục tham gia các nhiệm vụ hỗ trợ tuyến dưới, tham gia đề án 1816 của Bộ Y tế và Bệnh viện.

14. Phát huy thành tích tốt hơn nữa trong công tác quản lý, cung ứng vật tư, trang thiết bị y tế. Tích cực khảo sát, tìm kiếm các loại vật tư y tế, linh kiện sửa chữa máy phù hợp, tương thích, với giá thành phù hợp để thực hiện tiết kiệm tối đa cho bệnh viện nói riêng và cho bệnh nhân nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.