KHOA VI SINH - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

DEPARTMENT OF MICROBIOLOGY - Thai Nguyen Central Hospital

02083 659 022 Giới thiệu Dịch vụ xét nghiệm

Địa chỉ:Tầng 5, nhà C.

Số 479, Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên

Khoa Vi sinh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú, khám đi xuất khẩu lao động, đi du học, khám sức khỏe xin việc, …

Chuyên khoa Vi sinh lâm sàng là gì?

Vi sinh lâm sàng mục đích tìm ra sự có mặt của vi sinh vật ( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm) trong các bệnh phẩm được gửi tới phòng xét nghiêm Vi sinh

I.                   VI KHUẨN

1,  Nuôi cấy định danh vi khuẩn từ bệnh phẩm của người bệnh tìm căn nguyên gây nhiễm trùng ( bệnh phẩm là: máu, mủ, dịch não tủy, dịch tỵ hầu, đờm, ….)

2,  Vi khuẩn kháng thuốc định tính và định lượng ( tìm ra loại kháng sinh phù hợp để điều trị cho ngươig bệnh)

5,  Xét nghiệm vi khuẩn  gây viêm não

6,  Xét nghiệm các vi khuẩn  gây bệnh nhiệt đới.

7,  Xét nghiệm Lao 

II.               VI NẤM

1, Nuôi cấy định danh vi nấm

2,  Kháng sinh đồ vi nấm

3, Xét nghiệm tìm vi nấm ở vảy da, trong dịch âm đạo, niệu đạo, trong phân

III.            KÝ SINH TRÙNG

1,  Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột ( trứng giun: đũa, móc, tóc, kim; trứng sán)

2,  Xét nghiệm Ký sinh trùng sốt rét

3,  Xét nghiệm các loại ký sinh trùng trong máu ( Giun đũa chó, mèo; giun đầu gai, sán lá gan lớn, bé; sán lá phổi, giun chỉ…)

4,Xét nghiệm tìm Demodex: là một loại ký sinh trùng gây viêm da mặt

IV, TRUNG GIAN GIỮA VI KHUẨN VÀ VIRUS

1,  Xét nghiệm Giang mai

2,  Xét nghiệm Chlamydia ( một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn)

3,  Xét nghiệm Toxoplasma

4,  Xét nghiệm tìm Rickettsia ( sốt mò)  trong bệnh phẩm đường máu.

V, VIRUS

1,  Xét nghiệm virus cúm ( cúm A, B); Cúm H1N1 ( khi có dịch)

2,  Xét nghiệm virus Dengue ( kháng nguyên NS1, kháng thể IgM/IgG)

3,  Xét nghiệm virus Rubella

4, Xét nghiệm các marker viêm gan A, B, C trên hệ thống máy miễn dịch tự động

5,  Xét nghiệm virus Cytomegalo (CMV)

6,  Xét nghiệm virus Epstein Barr( EBV)

7,  Xét nghiệm tìm virus hợp bào đường hô hấp (RSV) trong bệnh phẩm đường hô hấp.

VI, XÉT NGHIỆM PHÂN

1, Xét nghiệm tìm hồng cầu; bạch cầu; vi nấm; cặn dư ( sợi cơ, hạt mỡ, tinh bột); vi khuẩn chí; ký sinh trùng  đường ruột; Rotavirus trong bệnh phẩm phân ( phát hiện căn nguyên gây tiêu chảy

2, Nuôi cấy định danh vi khuẩn Salmonella (Thương Hàn).

3,  Nuôi cấy định danh vi khuẩn Shigella( Lỵ) 

VII, XÉT NGHIỆM DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG

1, Xét nghiệm tìm các nguyên nhân gây dị ứng ( hóa chất, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da: 30 dị nguyên) 

VIII, XÉT NGHIỆM TÌM YÊU TỐ GÂY VIÊM KHỚP

1, Xét nghiệm tìm yếu tố dạng thấp RF ( Rheumatoid Factor) gây viêm khớp

24/ Xét nghiệm tìm anti - Streptolysin O (ASO): phát hiện liên cầu nhóm A trong huyết thanh gây viêm khớp, thấp khớp, nhiễm trùng liên cầu, thấp tim

IX, XÉT NGHIỆM TINH DỊCH ĐỒ

1, Xét nghiệm Tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 1999 (đánh giá chất lượng tinh trùng) trong bệnh phẩm tinh dịch

X, BỘ TORCH SẢN KHOA:

1,Xét nghiệm Toxoplasma

2,Xét nghiệm virus Rubella

3, Xét nghiệm virus Cytomegalo (CMV)

4, Xét nghiệm các marker viêm gan A, B, C

XI, XÉT NGHIỆM TÌM LIÊN CẦU NHÓM B TỪ DỊCH ÂM ĐẠO Ở THAI PHỤ TUẦN 35 - 37

1, Nuôi cấy định danh liên cầu nhóm B

 

 Thứ Hai - Thứ 6: 7:00 - 17:00

 Thứ Bảy - Chủ Nhật: 7h30 - 16h30

 Thường trực 24/7

Nội dung hoạt động của khoa( theo Thông tư 33/2016/TT-BYT ra ngày 19 tháng 09 năm 2016)

Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán: Vi khuẩn; Virus - miễn dịch; Ký sinh trùng; Vi nấm cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các bệnh viện khác thuộc khu vực Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Đào tạo:  Đào tạo liên tục cho cán bộ xét nghiệm của các bệnh viện tuyến dưới, sinh viên của các trường đại học, sinh viên mới tốt nghiệp.
Nghiên cứu khoa học: Thực hiện nhiều đề tài cấp cơ sở.
Tham gia phòng chống dịch bệnh, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch tả, cúm A H5N1, H1N1; viêm não, Dengue xuất huyết; EV71; Liên cầu lợn...
Tham gia Chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến dưới.
 Hợp tác với các bệnh viện đầu ngành trong nghiên cứu, triển khai, phát triển các kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh lâm sàng.
 Hướng dẫn chỉ đạo xét nghiệm và sử dụng hiệu quả các kết quả xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Thực hiện công tác giám sát vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện
Giám sát sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật phân lập được.

Email: khoavisinhtutn@gmail.com

Cơ sở vật chất

-      Phòng  vi khuẩn lâm sàng

-      Phòng Huyết thanh - Miễn dịch

-      Phòng ký sinh trùng

-      Phòng xét nghiệm Lao

 

Lịch sử hình thành:

Được thành lập từ những năm 80 của thế kỷ XX (được tách ra từ khối xét nghiệm). Sau 38 hình thành và phát triển, hiện nay Khoa Vi sinh có 10 cán bộ viên chức và 03 cán bộ kiêm nhiệm của Bộ môn Vi Sinh trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Đội ngũ cán bộ cơ bản đã ổn định, có tay nghề vững vàng. Các cán bộ đã được đào tạo nâng cao trình độ tại các Bệnh viện đầu ngành( Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương, Bệnh viện Da Liễu Trung ương; Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện 103 ). Cơ sở vật chất đã từng bước được trang bị hiện đại và đồng bộ. Khoa đã được Ban giám đốc trang bị cho hệ thống máy Định danh vi khuẩn tự động ( VITEX II Compact - Tháng 12/2017) và máy miễn dịch tự động ( Architect, Vidas); Hiện tại khoa đã làm chủ được các kỹ thuật chuyên sâu của chuyên ngành vi sinh lâm sàng ( vi khuẩn, virus - miễn dịch, ký sinh trùng) và phát triển các  xét nghiệm kỹ thuật cao.
Đến nay, khoa Vi sinh đã trưởng thành vượt bậc và trở thành chuyên khoa Vi sinh lâm sàng hàng đầu của khu vực Miền núi phía Bắc. Khoa đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ cho chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh có hiệu quả cao, hợp tác với Bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực Vi sinh lâm sàng. Giám sát tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cho người bệnh. Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát và khống chế vi khuẩn gây nhiễm trùng Bệnh viện…
Với đội ngũ cán bộ trẻ, yêu ngành, yêu nghề, luôn chủ động sáng tạo trong công việc, không ngừng học hỏi các Thầy, các chuyên gia đầu ngành, không ngại khó, ngại khổ phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Trong nhiều năm liền, khoa liên tục được nhận bằng khen, giấy khen Tập thể lao động xuất sắc  của Giám đốc Bệnh viện.

Lãnh đạo khoa hiện nay:

 

Trưởng khoa: BS.CKI: Nguyễn Thị Huyền 

  

KTV trưởng: Ths.CNS: Trần Thị Kim Hạnh 

  

Công đoàn khoa - KTV.Nghiêm Xuân Quyết

  

Nữ công khoa - KTV.Dương Thị Minh Phương

 

Một số hoạt động chuyên môn của khoa

 

Một số trang thiết bị của khoa

1.     Hệ thống máy miễn dịch ARCHITECT của ABBOT và VIDAS của Biomerieux

2.     Hệ thống Định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ tự động

Hệ thống máy cấy máu tự động