KHOA DƯỢC
Tập thể khoa Dược tháng 1 năm 2024
1. Tên khoa: Khoa Dược
2. Điện thoại: 02803751038 Email:duoctwthainguyen@gmail.com
3. Địa điểm làm việc: Khoa dược độc lập trước nhà 15 tầng
4. Lãnh đạo hiện nay:
DSCKII – Dược sĩ chính Hoàng Thị Thu Hương - Trưởng khoa |
TS.DS. Trần Thị Loan Phó trưởng khoa |
DSTH. Hoàng Văn Đoán Kỹ thuật viên trưởng khoa |
DS. Phạm Tuấn Hiếu Bí thư chi đoàn khoa |
5. Lãnh đạo qua các nhiệm kỳ
YT. Trần Hương Lê Phụ trách Phòng 1951-1953 |
DSTH. Nguyễn Văn Khang Phụ trách Phòng 1956 – 1958 |
DS. Nguyễn Xuân Thu Trưởng khoa 1958 - 1972 |
DS. Nguyễn Đức Đường Trưởng khoa 1972 – 1983 |
DS. Lê Văn Quýnh Trưởng khoa 1983 - 2000 |
DSCKI. Bùi Kim Bình Trưởng khoa 2000 -2010 |
|
Thầy thuốc ưu tú DSCKI. Đặng Văn Lịch Trưởng khoa 2010-2020 |
|
6. Cơ cấu tổ chức
6.1. Quá trình phát triển của khoa:
Năm 1951 bệnh viện được thành lập đồng thời với việc ra đời của khoa Dược khi đó gọi là “phòng Dược”. Năm 1959 các đơn vị chuyên môn của bệnh viện được gọi là Khoa, phòng Dược được đổi tên là khoa Dược.
Lúc mới thành lập, phòng Dược chịu trách nhiệm cung ứng và quản lý toàn bộ thuốc, trang thiết bị y tế và hóa chất xét nghiệm trong toàn bệnh viện. Đến năm 1978, phần trang thiết bị được chuyển về Phòng Vật tư – TTBYT cung ứng.
- 1951 – 1953: Phòng Dược gồm 3 nhân viên do y tá Trần Hương Lê phụ trách.
- 1953: y tá Trần Hương Lê được cử đi học lớp nữ hộ sinh, Dược tá Thiện được Ban lãnh đạo Bệnh viện chỉ định phụ trách phòng Dược. Do cơ sở vật chất nghèo nàn, thuốc điều trị cho bệnh nhân đơn giản nên chỉ có một quầy cấp phát thuốc do Sở y tế khu tự trị Việt Bắc cấp.
- 1956 - 1958: Phòng Dược tiếp nhận 01 DSTH Nguyễn Văn Khang, 02 dược tá, sau thời gian ngắn dược tá Thiện chuyển công tác về Hà Bắc, DSTH Nguyễn Văn Khang phụ trách phòng dược và có thêm 01 kế toán và 02 công nhân.
-1958 Bệnh viện được Cộng hòa dân chủ Đức viện trợ các trang thiết bị hoàn thiện cho một phòng pha chế gồm bàn, tủ, kính hiển vi, chai lọ, hóa chất, thuốc cần thiết cho nhu cầu điều trị, DSTH. Nguyễn Văn Khang chỉ đạo xây dựng thành các kho chính, kho lẻ, phòng pha chế.
Tháng 6/1958, Dược sỹ đại học Nguyễn Xuân Thu (Dược sỹ đại học đầu tiên của bệnh viện) được Bộ Y tế phân công công tác tại Bệnh viện Khu Tự trị Việt Bắc, sau 2-3 tháng làm quen với công việc, DS. Nguyễn Xuân Thu nhận bàn giao trưởng phòng Dược từ DSTH Nguyễn Văn Khang do Ông được điều về Hà Nội học lên Đại học.
Giai đoạn :1958-1965
Dược chính
Khoa Dược được giao trách nhiệm lên phương án hằng năm để xin nhà nước kinh phí mua sắm y cụ, máy móc, thuốc sử dụng trong toàn bộ bệnh viện. Toàn bộ thuốc sử dụng trong bệnh viện và cấp phát tại phòng khám đều miễn phí, kinh phí có hạn, mặt khác các khoa có bệnh nhân đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ và tối đa theo yêu cầu nên khoa Dược đề xuất một số biện pháp được ban lãnh đạo bệnh viện đồng ý và ủng hộ như:
- Phân phối thuốc quý, hiếm cho từng khoa theo kế hoạch hàng tháng: huyết tương khô, các dịch truyền phải nhập như Subtosan (PVP), Dextran, kháng sinh tiêm các loại. Việc phân phối này thực hiện dưới hình thức “tem phiếu” do khoa Dược phát hành.
- Thu hồi vỏ các thuốc kháng sinh tiêm (penicillin, streptomycin v.v.), trên nhãn thuốc đã đóng dấu riêng của khoa Dược để phòng ngừa thuốc bị thất thoát ra ngoài.
- Quy định số tiền thuốc hàng ngày cho một giường bệnh cho từng khoa, cho một ca mổ trung, đại phẫu, một ca đẻ v.v. hằng ngày tại giao ban bệnh viện, khoa Dược công bố số tiền thực tế chi cho một giường bệnh cho từng khoa. Nếu số tiền đó vượt quá nhiều so với mức quy định, thì ban lãnh đạo bệnh viện yêu cầu khoa giải trình. Để thực hiện được công việc này, khoa Dược sử dụng 2 kế toán dược tính tiền thuốc căn cứ vào phiếu lĩnh thuốc. Công việc này duy trì cho tới năm 1965, khi Thái Nguyên bị ném bom và Bệnh viện bắt đầu đi sơ tán.
- Khoa Dược thực hiện kiểm tra đột xuât việc tổng hợp thuốc hằng ngày để làm phiếu lĩnh thuốc.
- Tiết kiệm thuốc kháng sinh không còn đủ điều kiện tiêm để pha chế thuốc mỡ (penicillin, streptomycin).
- Thực hiện “duyệt phiếu lĩnh thuốc”: Tại phòng cấp phát thuốc, một dược sĩ chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra phiếu lĩnh thuốc (cách ghi tên thuốc, hàm lượng, chữ ký y tá lĩnh thuốc) nếu đầy đủ thì dược tá mới phát thuốc. Công việc này được DS Nguyễn Thị Mai làm một cách kiên trì và với tinh thần trách nhiệm cao.
Quản lý y cụ, máy móc.
- Khoa lập cho mỗi máy móc của bệnh viện một “lý lịch máy móc” trong đó ghi chép tên máy, nhãn hiệu, nước sản xuất, giá, những lần sửa chữa, tình trạng máy. Tại mỗi máy có treo một bảng “nội quy sử dụng”
- Đối với y cụ dễ hỏng, dễ vỡ như bơm tiêm, nhiệt kế, nếu y tá làm vỡ, khi lĩnh thay thế, phải kèm theo “biên bản kiểm điểm” của người đánh hỏng, đánh vỡ, kèm theo xác nhận của trưởng khoa và biện pháp xử lý chuyên môn
Pha chế huyết thanh
Trước 1958 việc pha chế huyết thanh chỉ đạt yêu cầu tiêm bắp, chỉ pha 2 loại dung dịch NaCl 0,9% và Glucose 5%
Sau năm 1958 DS. Nguyễn Xuân Thu là người đầu tiên đưa ra qui trình pha chế huyết thanh truyền tĩnh mạch. Đã dành riêng một phòng cho pha chế huyết thanh, lọc bằng chân không (dùng ống thủy tinh nhồi bông, gạc; hoặc dùng ống Chamberland), đóng vào chai thủy tinh trung tính thu hồi từ chai đựng dịch truyền Subtosan, và tiệt trùng, nuôi thỏ để thử “chí nhiệt tố” theo quy trình Vụ Dược chính hướng dẫn. Kết quả là đã pha được huyết thanh truyền tĩnh mạch đạt yêu cầu.
Đã đa dạng hóa các dịch truyền: Glucose 20%;; dung dịch Natri citrat phục vụ việc lấy máu bệnh viện bắt đầu lấy máu và truyền máu.
Kinh phí có hạn, khoa Dược phải có trách nhiệm làm dự trù thật cân đối mới đủ cung cấp, không tồn kho nhiều để thuốc quá hạn, nhưng cũng phải có dự trữ đề phòng trường hợp đột xuất.
Thời gian này, có một số cải tiến điển hình nhất là cải tiến máy dập viên bằng tay thành máy dập viên phối hợp cả tay và chân do ông Nguyễn Văn Thành, công nhân dược đề xuất và thực hiện, tăng năng suất 300-400%, được mang đi thao diễn tại một hội nghị dược chính tổ chức hàng năm tại Hà Nội, được giới bào chế bệnh viện hoan nghênh.
Kết hợp Đông-Tây y, pha chế thuốc, Đông dược
Thực hiện chủ trương “kết hợp đông-tây y”, khoa Dược đề xuất và đã thực hiện một số việc như sau:
- Pha chế “Toa căn bản”, một công thức dân gian của miền Nam, do BS Nguyễn Văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ y tế phổ biến, dưới dạng thuốc pôxiô, đóng chai 100ml sẵn để phát hàng ngày cho các khoa phòng.
- Trên tinh thần của Toa căn bản, cùng lương y Hoàng Quang Phan, xây dựng khoảng 10 “toa” bằng dược liệu thuốc nam, đóng gói trong túi giấy để phát cho bệnh nhân đến khám bệnh: lợi tiểu, thấp khớp, bổ, an thần, tiêu độc v.v.
- Xây dựng một vườn thuốc mẫu để giới thiệu, làm cơ sở học tập cho thực tập sinh.
- Học và thực hiện kỹ thuật làm viên hoàn bằng phương pháp “lắc thúng”. Vào cuối thời kỳ này, khoa đã được trang bị một nồi quay inox chạy bằng động cơ để thay thế thúng lắc.
- Một số công thức đông dược có tác dụng đã được chuyển thành dạng bào chế xi-rô, rượu thuốc.
Kết luận về thời kỳ 1958-1965
Trong hoàn cảnh đất nước chia cắt, Miền Bắc tạm thời trong thời bình, mặc dù cơ sở vật chất nghèo nàn, thô sơ, khoa Dược đã thực hiện được nhiều việc cụ thể, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đưa bệnh viện tiến lên. Những thành tích trong thời kỳ đó đã được Bộ Y tế ghi nhận, và năm 1961, tại hội nghị dược toàn miền Bắc, Bệnh viện KTTVB đã được nhận Cờ danh dự của Bộ Y tế tặng cho “đơn vị xuất sắc nhất về Dược chính”. Cũng năm đó, khoa Dược được phần thưởng khoa xuất sắc nhất về thi đua của bệnh viện KTTVB.
Giai đoạn : 1965-1970:
Tính chất của thời kỳ này
Nguy cơ Mỹ leo thang bắn phá Miền Bắc, bệnh viện phải đi sơ tán, nơi nào có bệnh nhân, nơi đó khoa Dược phải có mặt. Do bệnh viện phân tán đi nhiều nơi, nên khoa Dược phải cử nhân viên của mình đến mọi nơi để phục vụ.
Thời kỳ đầu 1965-1966, bệnh viện sơ tán chủ yếu vào xã Cúc Đường, cán bộ nhân viên ở nhờ nhà dân, phòng bệnh nhân, phòng mổ, đẻ, kho thuốc và phòng pha chế đặt trong rừng, cơ sở bằng tường tốc-si mái lá, nhưng sử dụng cửa tháo từ các nhà gạch của bệnh viện.
Năm 1966, do lệnh của UBND Khu TTVB, Bệnh viện phải nhường cơ sở chuyên môn ở trong rừng đã xây dựng tạm ổn cho một đơn vị “quân tình nguyện” Trung Quốc, và hầu như toàn bộ bệnh viện được quân Trung Quốc chở đi sơ tán tại địa điểm mới tại xóm Pò Đồn, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Một bộ phận nhỏ ở lại Cúc Đường gần đường quốc lộ để phục vụ nhân dân và cán bộ sơ tán trong vùng đó.
Dược chính
Công tác Dược chính thu hẹp lại, chỉ khu trú trong việc tổng hợp báo cáo hàng tháng sử dụng thuốc tại các cơ sở sơ tán, tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế. Tuy vậy công tác mua và phân phối thuốc, y cụ, vẫn phải đảm bảo đầy đủ. Trưởng khoa phải thường xuyên đi các cơ sở có phát thuốc để kiểm tra.
Pha chế
Pha chế huyết thanh
Dù trong hoàn cảnh nào, khoa Dược vẫn phải đảm bảo cung cấp huyết thanh tiêm truyền, và tại Cúc Đường, thậm chí cả tại Tân Tri xa xôi, cũng vẫn có cơ sở pha ché huyết thanh. Công việc vô trùng thực hiện tối đa trong hoàn cảnh cho phép. Pha chế trong “lều vải” (người và phương tiện đều trong lều).
Việc cất nước để pha chế sử dụng ống máng để hứng nước từ khe núi chảy vào bếp cất nước. Bà Trần Thị Thử, dược tá, có công trong việc phát hiện nguồn nước và thực hiện cất nước, cũng như pha chế vô trùng trong hoàn cảnh rừng núi.
Vì ít bệnh nhân, khối lượng công việc không nhiều, nhưng vẫn phải sẵn sàng, khoa chủ động đặt ra tình huống cơ sở pha chế bị phá, phải pha chế lưu động. Đã xây dựng một cơ số đầy đủ lều pha chế, quần áo tiệt trùng, hóa chất, chai, dụng cụ pha chế, bàn gấp, ni-lông, nồi cất nước, thúng v.v. Tất cả do 4-5 người gánh đi tới địa điểm mới sau một ngày là đã có thể pha chế được. Đây không phải là lý thuyết, vì đã thực sự làm việc đó và đạt có kết quả, vì sau đó thuốc đã được thử “chí nhiệt tố” và được sử dụng.
Người nhiệt tình đóng góp vào việc thực hiện pha chế lưu động là bà Nguyễn Thị Long.
Khoa còn cử DS Đào Thúy Nga tới hỗ trợ Bệnh viện huyện Phú Bình xây dựng và thực hiện pha chế huyết thanh để phục vụ nhân dân và cán bộ đóng tại phía Nam tỉnh Thái Nguyên.
Pha chế các thuốc khác
Hoàn cảnh vật chất không cho phép pha chế thuốc nước uống, nhưng vẫn phải pha chế thuốc dùng ngoài da, vì điều kiện vệ sinh và môi trường kém: thuốc mỡ Penicillin, mỡ sulfamid, oxyd kẽm, lưu huỳnh, thuốc đỏ, cồn iod v.v. Thiếu hộp đựng thuốc mỡ, khoa có sáng kiến cưa những ống tre, nứa, đốt tre, nứa làm đáy của hộp, đậy bằng PE buộc bằng một khoanh xăm xe đạp.
Đông dược
Rừng là nguồn dược liệu phong phú, lúc nhàn rỗi nhân viên vào rừng để thu hái một số dược liệu về làm thuốc.
Đào tạo
Vì phải phân tán nên thiếu nhân lực, nhất là dược tá. Được phép của Sở Y tế khu TTVB, Khoa mở một lớp tại chức đào tạo dược tá. Sau 6 tháng học, 5/6 người đã thi tốt nghiệp và được Sở Y tế cấp bằng. Những dược tá tốt nghiệp đã đóng góp xứng đáng vào việc phục vụ của khoa tại các nơi sơ tán.
Cũng trong thời gian này, tổng kết kinh nghiệm pha chế theo đơn trong những năm 1958-1965, DS. Nguyễn Xuân Thu đã biên soạn một cuốn sách tựa đề “Hướng dẫn kê đơn pôxiô tại Bệnh viện” được Bệnh viện in 200 cuốn để sử dụng trong bệnh viện và biếu các bệnh viện khác.
Giai đoạn : 1970-1972
Tính chất của thời kỳ này
Johnson ném bom miền Bắc, mãi tới mùa thu 1972, Nixon mới leo thang lại ném bom. Trong thời gian một năm rưỡi tạm yên, bệnh viện không còn đi xa nữa, trở lại vùng quanh thị xã Thái Nguyên. Vì cơ sở nhà của bệnh viện bị chính bệnh viện tháo dỡ vì kèo, mái, cửa sổ v.v. để mang đi dùng làm nguyên vật liệu ở nơi sơ tán, nên không thể về đó được, mà phải đóng tại một số nơi như Trường văn công Thái Nguyên, Chùa hang.
Trường Y sĩ Việt Bắc không bị tháo dỡ, nên bệnh viện đặt kho thuốc, vật tự tại Trường, kể cả cơ sở pha chế huyết thanh, rồi toàn bộ khoa Dược cũng về đó.
Vào thời kỳ này có một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước ngoặt của bệnh viện trên con đường hiện đại hóa. Chính phủ Thụy Điển viện trợ trang thiết bị hoàn chỉnh cho một bệnh viện, và Bộ Y tế chỉ định Bệnh viện KTTVB là cơ sở tiếp nhận viện trợ.
Dược chính
Giai đoạn này khoa Dược phải thống kê toàn bộ trang thiết bị viện trợ Thụy Điển, tham mưu với ban lãnh đạo bệnh viện về việc phân bổ các thiết bị cho các khoa, và báo cáo Bộ Y tế về kết quả nhận viện trợ.
Pha chế
Khoa Dược được nhận một số thiết bị pha chế hiện đại: máy rửa chai huyết thanh, thùng inox dung tích 200 lit, máy lọc ép qua màng giấy lọc, đèn tia tử ngoại tiệt trùng, dụng cụ pha chế bằng inox, chai lọ, và đặc biệt nhất là các hóa chất chưa bao giờ có ở miền Bắc như CMC, PVP, Polysorbate, Benzalkonium chloride, acid sorbic, rất thuận lợi trong việc xây dựng những công thức pha chế tân tiến.
Việc pha chế huyết thanh được nâng cao về kỹ thuật và điều kiện làm việc: pha chế hoàn toàn một chiều, khử trùng bằng cực tím, lọc bằng máy lọc ép,
Khoa đã phối hợp với Khoa Tai Mũi Họng, trưởng khoa là BS Nguyễn Đình Bảng xây dựng một loạt thuốc chuyên khoa TMH, từ viên ngậm, thuốc bôi họng, nhỏ tai, nhỏ mũi, xông hơi v.v tất cả được ghi lại trong một tài liệu in rônêô để phân phát giới thiệu trong bệnh viện và biếu các khoa TMH toàn miền Bắc
Khoa cũng đã phối hợp với khoa Mắt, trưởng khoa là BS Nguyễn Huy Quang, xây dựng một loạt thuốc nhỏ mắt hiện đại (so với thời đó) và đã triển lãm toàn bộ thuốc chuyên khoa mắt do khoa Dược Bệnh viện KTTVB pha chế tại một hội nghị toàn miền Bắc tổ chức tại Viện Mắt năm 1971, được giới chuyên khoa Mắt toàn miền Bắc hoan nghênh. Đặc biệt lãnh đạo bệnh viện cho mở một phòng pha chế thuốc chuyên khoa mắt riêng, với mức độ vô trùng không kém pha chế huyết thanh.
Giai đoạn 1972 – 1983: DS. Nguyễn Xuân Thu chuyển công tác về Hà Nội, DS. Nguyễn Đức Đường – Trưởng khoa, Bệnh viện ngày một phát triển, số giường bệnh cũng tăng dần.
Năm 1978: Phòng Vật tư trang thiết bị y tế được thành lập, y cụ và máy y tế được chuyển về đó.
Năm 1977 khoa Dược trực tiếp xây dựng kế hoạch dự trù thuốc hàng quí, hàng tháng, hàng năm cho toàn viện gửi qua Vụ dược chính phê duyệt, lúc bấy giờ thuốc trên thị trường khan hiếm khoa Dược tổ chức mở rộng sản xuất thuốc đông dược, thuốc dùng ngoài, pha chế huyết thanh,
- Sản xuất thêm các loại NaCl 10%, Novocain 1%, Manitol, Natrihydrocarbonat 14%, Magnesi sulfat..., việc cất nước để pha hoàn toàn bằng bếp củi. Đến năm 1980 bắt đầu cất nước bằng bếp than.
- Sản xuất thuốc đông dược: Viên bổ cao sâm, viên hoàn Hà sa, viên Pectusin ngậm ho, viên uất kim chữa đau dạ dày, sắc thuốc cho khoa Y học cổ truyền.
Do nhu cầu sản xuất nhiều nên trong những năm 1978 – 1980 nhân viên khoa Dược có tới 60 người trong đó có 10 Dược sỹ đại học, 20 Dược sỹ trung học và kỹ thuật viên số còn lại là dược tá và y công và khoa đã phân ra các bộ phận: Phòng dược chính, phòng pha chế huyết thanh, phòng pha chế theo đơn, kho chính, kho lẻ
Giai đoạn 1983- 2000: DS. Lê Văn Quýnh - trưởng khoa thay DS. Nguyễn Đức Đường nghỉ chế độ, mọi hoạt động của khoa vẫn duy trì như trước
- Năm 1983 việc cung ứng thuốc do Phòng Vật tư đảm nhận
- Năm 1995 việc cung ứng thuốc giao về cho kho Dược đảm nhận
- Năm 1990 trở lại đây thuốc trên thị trường đã khá đầy đủ nên khoa Dược không sản xuất, pha chế thuốc nhiều như trước do vậy nhân lực của khoa có thay đổi, một số cán bộ chuyển công tác đến đơn vị khác, một số nghỉ chế độ, một số nghị theo thông tư 41 nên khoa Dược cho đến thời điểm này còn trên 30 người.
Giai đoạn 2000 – 2010: DS. Bùi Kim Bình – Trưởng khoa thay DS. Lê Văn Quýnh nghỉ chế độ.
- Từ năm 2000 việc cung ứng thuốc, hóa chất sinh phẩm, bông băng cồn gạc phục vụ bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú bước đầu áp dụng hình thức đấu thầu.
- Số lượng và chủng loại thuốc đã nhiều lên so với trước và đảm bảo đủ phục vụ cho bệnh viện với trên 500 giường bệnh nội trú, khoảng 500 lượt bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày.
- Năm 2003 do yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn GMP nên khoa Dược không còn pha chế huyết thanh.
- Để đảm bảo việc cung ứng đầy đù và kịp thời khoa Dược đã yêu cầu các khoa lập dự trù thuốc, hóa chất sinh phẩm, bông băng cồn gạc. Khoa Dược căn cứ vào việc sử dụng của năm trước và các khoa dự trù để làm kế hoạch cho năm sau.
Năm 2010 đến nay: DS Đặng Văn Lịch – Trưởng khoa thay DS Bình nghỉ chế độ.
- Đảm bảo thuốc cho bệnh viện 750 đến 1200 giường; Biên chế thời kỳ 2010 là 27 CBVC, chưa có hoạt động dược lâm sàng
- Tháng 2 năm 2010 để phục vụ cho công tác xây dựng bệnh viện, khoa Dược phải di chuyển lên tầng 2 của khoa X- Quang với diện tích bằng ¼ nhu cầu sử dụng vì vậy việc pha chế bị thu hẹp, chỉ pha thuốc sát khuẩn; việc cung ứng cồn cũng phải mua theo tuần.
- Đồng thời với việc cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc cho người bệnh nội, ngoại trú, khoa đã sửa sang, mở rộng nhà thuốc bệnh viện, bố trí thêm nhân lực, nhập thêm nhiều chủng loại thuốc, bố trí DS tư vấn, cung cấp thông tin thuốc bằng nhiều hình thức được người bệnh tin tưởng và rất hoan nghênh mô hình nhà thuốc của bệnh viện
- Ngay từ đầu năm 2010 Lãnh đạo khoa đã tăng cường củng cố hệ thống phần mềm và ban hành hàng loạt quy trình về sử dụng phần mềm quản lý dược, quyết liệt thực hiện kỷ luật mạng và thường xuyên làm sạch số liệu; Việc quản lý thuốc đã được tin học hóa 100%, số liệu thống kê, báo cáo nhanh, chính xác kịp thời phục vụ công tác quản lý bệnh viện và thanh quyết toán BHYT
- Do không có quỹ phòng nên việc cất nước cũng đã ngừng hoạt động, khoa Dược và các khoa khác chuyển sang sử dụng nước lọc RO thay cho nước cất.
- Với diện tích có hạn các kho được bố trí tiết kiệm nên không đủ diện tích để dự trữ thuốc, thuốc được dự trù 2 tuần một lần
- Việc cung ứng thuốc thực hiện theo các văn bản hướng dẫn đấu thầu của BYT một cách triệt để, hàng năm khoa Dược làm thường trực cho công tác đấu thầu mua thuốc, phải chuẩn bị rất kỹ các tài liệu liên quan tới số lượng, giá thuốc kế hoạch thông qua HĐT&ĐT trước khi bảo vệ kế hoạch này với Hội đồng thẩm định của BYT. Công việc đấu thầu đã tiêu tốn 50 đến 60% thời gian của các Dược sỹ mỗi năm
Năm 2012 việc cung ứng hóa chất sinh phẩm khoa Dược chuyển cho Phòng Vật tư đảm nhiệm do có khá nhiều hóa chất, sinh phẩm được cung cấp và sử dụng kèm theo máy
- Công tác dược lâm sàng được quan tâm và đi vào hoạt động, thời kỳ này chưa có DLS chuyên trách nên chỉ tập trung vào công tác tập huấn sử dụng thuốc, thông tin thuốc
Năm 2013-2015 khoa Dược được tuyển dụng thêm 5 dược sỹ đại học chính quy, nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ khá tốt, khoa đã triển khai thêm nhiều hoạt động như:
- Sinh hoạt chuyên đề bằng tiếng anh
- Cử DS xuống khoa lâm sàng làm công tác DLS chuyên trách
- Tham gia 1816 tại các tỉnh miền núi phía bắc
- Tham dự các buổi học chuyên đề do trường Đại Học Dược Hà Nội tổ chức
* Từ năm 2016 việc thanh toán tiền thuốc được thực hiện trực tiếp trên phần mềm kết nối giữa phần mềm của bệnh viện và phần mềm của BHXH, nên việc cập nhật thông tin, quản lý số liệu đòi hỏi khoa Dược phải đối chiếu hàng ngày, các trường dữ liệu phải cập nhật tăng lên gấp hai, ba lần so với cũ, khoa đã giao cho một DS đại học có năng lực về tin học đảm nhận việc này, bước đầu số liệu thống kê thanh toán của BHYT đã đáp ứng yêu cầu
Năm 2020: DS Đặng Văn Lịch nghỉ chế độ
Năm 2021: DSCKII. Hoàng Thị Thu Hương – Trưởng khoa
6.2. Tình hình nhân lực hiện nay:
Khoa Dược có 30 CBVC, trong đó:
- Tiến sĩ 01
- Dược sĩ CKII: 01
- Dược sĩ CKI: 01
- Dược sỹ đại học: 10
- Dược sỹ cao Đẳng: 14
- Dược sỹ trung học: 02
- Kế toán: 01
6.3. Cơ cấu tổ chức
7. Hoạt động chuyên môn
Chức năng nhiệm vụ của khoa dược:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện- - Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).
Phòng nghiệp vụ - thống kê dược
Tổ dược lâm sàng
Tổ duyệt thuốc
Tổ sản xuất
Kho chính trung tâm
Kho lẻ thuốc ống
Kho lẻ thuốc viên
Kho lẻ dịch truyền
Kho đông y
Kho pha chế
Kho cấp phát thuốc BHYT
Một buổi tập huấn để cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên y tế
Hoạt động thông tin thuốc cho điều dưỡng, hộ sinh trong chương trình “An toàn sử dụng thuốc”
Sinh hoạt khoa học tại khoa lâm sàng
Hoạt động chỉ đạo tuyến Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
8. Hoạt động khác
Hội nghị tổ công đoàn khoa Dược nhiệm kỳ 2023 – 2028
Chi đoàn thanh niên khoa Dược tham gia chương trình cấp phát thuốc tại xã Huống Thượng,thành phố Thái Nguyên
9.Thành tích nổi bật:
Từ năm 2020 đến nay khoa Dược đã liên tục đạt các thành tích như sau:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì “Đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác Y tế”
+ Năm 2019 -2020: Quyết định số 1683/QĐ-BYT ngày 26/3/2021
+ Năm 2021 -2022: Quyết định số 1585/QĐ-BYT ngày 28/3/2023
- Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ trưởng Bộ Y tế tặng
+ 2020: Quyết định số 1684/QĐ-BYT ngày 26/3/2021
+ 2021: Quyết định số 1257/QĐ-BYT ngày 18/5/2022
+ 2022: Quyết định số 1584/QĐ-BYT ngày 27/3/2023
- Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng Bộ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đạt “Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ)
+ Năm 2021: Quyết định số 150-QĐ/ĐU ngày 15/12/2021
+ Năm 2022: Quyết định số 250-QĐ/ĐU ngày 15/12/2022
+ Năm 2023: Quyết định số 396-QĐ/ĐU ngày 08/12/2023
10. Phương hướng, định hướng phát triển
10.1.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
- Triển khai đầy đủ kịp thời các chỉ thị các văn bản pháp luật của nhà nước, của ngành
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
10.2. Công tác nghiệp vụ chuyên môn, đấu thầu, quản lý, cung ứng thuốc
- Tổ chức tốt công tác đấu thầu mua thuốc và lập kế hoạch đảm bảo đủ thuốc phục vụ trong công tác điều trị theo văn bản hiện hành
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng thuốc
- Duy trì hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP.
- Duy trì hệ thống nhà thuốc bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn GPP.
10.3. Dược lâm sàng
Đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng gồm tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc; thông tin thuốc; theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả … theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ và các văn bản hiện hành.
KHOA DƯỢC (DEPARTMENT OF PHARMACY)
Department of Pharmacy in January 2024
1. Name: Department of Pharmacy
2. Phone: 02803751038 Email: duoctwthainguyen@gmail.com
3. Address: Department of Pharmacy is on the left of the administration building
4. Current leadership
Head of Pharmacy Department
Hoang Thi Thu Huong
Pharmacist class II, Specialist pharmacist II
Tran Thi Loan Pharmacist class III, PhD Vice head of Pharmacy Department |
Hoang Van Đoan Pharmacist class IV, Intermediate pharmacists Chief technician |
5. Previous leaders
Tran Huong Le Head of Department 1951-1953 |
Nguyen Van Khang Head of Department 1956 – 1958 |
Nguyen Xuan Thu Head of Department 1958 - 1972 |
Nguyen Đuc Đuong Head of Department 1972 – 1983 |
Le Van Quynh Head of Department 1983 - 2000 |
Bui Kim Binh Head of Department 2000 -2010 |
Đang Van Lich Head of Department 2010-2020 |
6. Organizational structure
6.1. Summary of the department's development process
In 1951, the hospital was established. The Department of Pharmacy was set up the same time. It was called “Pharmacy room” at this stage.
In 1959, the specialized units were called Departments, and “Pharmacy room” was renamed “Pharmacy Department”.
At the time of its establishment, the Pharmacy Department was responsible for supplying and managing drugs, medical equipment and laboratory chemicals in the hospital. By 1978, the medical equipment was transferred to the Medical Equipment and Supplies Department.
6.2. Current human resources
There are 30 staff members in the department, including:
- Specialist pharmacist II, PhD: 02
- Specialist pharmacist I: 01
- Pharmacist: 10
- College Pharmacist: 14
- Intermediate pharmacist: 02
- Accountant: 01
Current organizational structure
7. Professional activities
Functions and duties of the pharmacy department
- Planning and supplying drugs to ensure sufficient quantity and quality for treatment needs and clinical trials to meet diagnosis, treatment and other treatment requirements (disease prevention, natural disasters, disaster).
- Managing and monitoring the import of drugs and dispensing drugs for treatment needs and other unexpected needs when required.
- Focal point in organizing and implementing activities of the Drug and Treatment Council.
- Storing drugs in accordance with the principles of "Good drug storage practices".
- Organizing the preparation of drugs and antiseptic chemicals for use in hospitals.
- Doing clinical pharmacy, providing information and advicing on drug use, participating in pharmacovigilance work, monitoring and reporting information related to unwanted effects of drugs.
- Managing and monitoring the implementation of professional pharmacy regulations in hospital departments.
- Scientific research, training and practice facilities of universities and colleges in pharmacy.
- Coordinating with the paraclinical and clinical departments in monitoring, inspecting, evaluating and supervising the safe and reasonable use of drugs, especially the use of antibiotics and monitoring the situation of antibiotic resistance in the hospital.
- Participating in downline training programs
- Participating in requested consultations.
- Participating in monitoring and managing drug use costs.
- Managing the hospital pharmacy according to regulations.
Pharmaceutical professional - accounting team
Clinical pharmacy team
Prescription review team
Production team
Central main warehouse
Tube warehouse
Pill warehouse
Transfusion warehouse
Oriental medicine warehouse
Preparation warehouse
Health insurance medicine dispensing warehouse
A training session for medical staff to gain knowledge about pharmacy
Drug information for nurses and midwives in the program "Safety use of drugs"
Scientific reports at the clinical department
Training at the Medical Center of Bac Son district, Lang Son province.
8. Other activities
Pharmacy Department union group conference for the term 2023 - 2028
Youth Union of Pharmacy Department
Youth Union of Pharmacy Department participated in the drug distribution program in Huong Thuong commune, Thai Nguyen City
9. Outstanding achievements
From 2020 until now, the Pharmacy Department has been received the following achievements:
- Certificate of Merit from the Minister of Health for "Outstanding achievements in implementing tasks and health work plans"
+ 2019 - 2020: Decision No. 1683/QD-BYT dated March 26, 2021
+ 2021 - 2022: Decision No. 1585/QD-BYT dated March 28, 2023
- Title "Excellent Labor Collective" awarded by the Minister of Health
+ 2020: Decision No. 1684/QD-BYT dated March 26, 2021
+ 2021: Decision No. 1257/QD-BYT dated May 18, 2022
+ 2022: Decision No. 1584/QD-BYT dated March 27, 2023
- Certificate of Merit from the Party Committee of Thai Nguyen Central Hospital for "Excellent completion of tasks"
+ 2021: Decision No. 150-QD/DU dated December 15, 2021
+ 2022: Decision No. 250-QD/DU dated December 15, 2022
+ 2023: Decision No. 396-QD/DU dated December 8, 2023
10. Development direction and orientation
10.1. Education of political ideology
- Implementing directives and legal documents of the state and industry fully and timely
- Enhancing propaganda and education on political ideology, professional ethics, lifestyle ethics, learning and following Ho Chi Minh's ideology and moral example towards patient satisfaction.
10.2. Professional activity, bidding, management, and drug supply
- Organizing well the bidding process for purchasing drugs and making plans to ensure enough drugs for treatment according to current documents.
- Applying information technology in drug use management
- Maintaining warehouse system according to GSP standards.
- Maintaining the hospital pharmacy system according to GPP standards.
10.3. Clinical pharmacy
Promoting clinical pharmacy activities including consulting and monitoring drug prescription and drug use; drug information; monitor and monitor adverse drug reactions; Instructions for safe, reasonable, effective use of drugs... according to Decree 131/2020/ND-CP dated November 2, 2020 of the Government and current documents.