KHOA CẤP CỨU 

1. Tên khoa: KHOA CẤP CỨU

2. Điện thoại: 02083.756.668

3. Địa điểm làm việc: Tầng 1 tòa nhà B của bệnh viện.

4. Lãnh đạo khoa hiện nay

   

 TRƯỞNG KHOA

BSCKII. LÊ DUY ĐẠO 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

BSCKII. NGUYỄN VĂN ĐÀO

PHÓ TRƯỞNG KHOA

BSCKII. ĐÀO THỊ HƯƠNG

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG

ĐDCKI. TRỊNH XUÂN TRƯỜNG

5. Lãnh đạo qua các thời kỳ

5.1: Bs CKII Trần Trung Kiên. 

Nguyên trưởng khoa cấp cứu 2015-2018

5.2: Bs CKII Hà Đức Trịnh. 

Nguyên trưởng khoa cấp cứu 2018-2020

6. Cơ cấu tổ chức

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị thường trực cấp cứu 24/24 giờ, với tất cả bệnh nhân từ Thái Nguyên và các tỉnh lân cận chuyển về cấp cứu cũng như tự đến. Mỗi ngày nhận trung bình 120 - 150 bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả. Cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng đáp ứng cấp cứu hàng loạt, cấp cứu trong tình huống thảm hoạ. Khoa có nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá ban đầu và xử trí cấp cứu người bệnh đến khám tại bệnh viện theo tình trạng ưu tiên cấp cứu. Ổn định người bệnh, hồi sức cấp cứu nội, ngoại khoa, hồi sinh tim phổi nâng cao nếu người bệnh

trong tình trạng nguy kịch, đe dọa tính mạng. Hỗ trợ các chuyên khoa khác trong xử trí ban đầu nhằm ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi chuyển đến các chuyên khoa để điều trị chuyên sâu. Khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cấp cứu, hồi sức, chấn thương và đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp cấp cứu ở các lĩnh vực như: Nội, Ngoại, Sản, đột quỵ, Tim mạch, Tiết niệu…Đội ngũ cấp cứu Trung ương Thái Nguyên được đào tạo, huấn luyện kỹ năng, quy trình làm việc nhóm để phối hợp cứu sống người bệnh nhanh nhất và với các phương pháp hiện đại nhất. 

6.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị

Khoa cấp cứu bệnh viên trung ương Thái Nguyên  được thành lập  ngày 1/2/2015 theo quyết định số 103 QĐ/BV ngày 27/1/2015 trên cơ sở đơn nguyên cấp cứu - khoa khám bệnh. Là một khoa còn hết sức non trẻ, tuy nhiên  dưới sự quan tâm của Đảng ủy, BGĐ, cùng với sự quản lý tốt, khoa cấp cứu đã có sự trưởng thành và ngày càng phát triển đem lại nhiều niềm tin, uy tín cho khoa phòng và bệnh viện. Đáp ứng được sự kỳ vọng của người bệnh và nhân dân trong khu vực.

6.2. Tình hình nhân lực hiện nay: 62 CBVC

- Bác sỹ: 16 trong đó

+ BS CKII :03

+ Thạc sỹ : 04

+ BS CK1: 02

+ Bác sỹ   : 07 

- Điều dưỡng: 45 trong đó

+ ĐD CKI: 02

+ CNĐD: 02

+ ĐDCĐ: 41

- Hộ lý: 01

6.3. Các bộ phận: 

- Khu tiếp đón, phân loại cấp cứu

- Khu cấp cứu

- Khu điều trị, tạm lưu

+ Phòng Hồi sức ICU

+ Phòng thủ thuật

+ Phòng cách ly

+ Phòng Trang thiết bị y tế

+ Phòng rửa dạ dày

6.4. Cơ sở vật chất:

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là Bệnh viện Hạng đặc biệt là bệnh viện đầu tiên khu vực miền núi phía bắc được Bộ Y Tế xếp hạng cao nhất, Khoa cấp cứu là khoa cửa ngõ của bệnh viện chính vì vậy mà BGĐ đã hết sức quan tâm đầu tư đầy đủ trang thiết bị máy móc, thuốc và dụng cụ dùng trong cấp cứu như: máy thở di động hiện đại, máy thở Newport e360, Drager, Carescape R860, Bennet 980, máy sốc điện, máy monitor theo dõi, máy đo điện tim, máy hút dịch, máy đo đường huyết, siêu âm tổng quát, máy khí máu, máy lọc máu cấp cứu, máy USCOM, Máy xét nghiệm đông máu ROTEM…Cơ sở vật chất và các phòng chức năng giúp tổ chức quy trình cấp cứu khép kín từ nhận bệnh - thăm khám -  xử trí cấp cứu - cận lâm sàng được thực hiện gần như tại chỗ, cho kết quả nhanh, giảm thiểu thời gian trong chẩn đoán, giúp điều trị cấp cứu nhanh cho người bệnh. Các máy lọc máu hiện đại có thể thực hiện tất cả các phương thức thận nhân tạo, lọc máu như thận nhân tạo ngắt quãng, lọc máu liên tục, thay huyết tương, lọc máu hấp phụ cho các bệnh nhân suy thận mạn, suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm trùng, ngộ độc nặng và các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hội chứng HELLP, hội chứng Guillan – Barre và các bệnh lý thần kinh khác, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…..

7. Hoạt động chuyên môn.

7.1. Chức năng, nhiệm vụ 

a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.

b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép hoặc cho ra viện tại khoa.

c) Tổ chức làm việc theo ca. 

d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện; 

đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện. 

e) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.

g) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

7.2. Một số hình ảnh

8. Các hoạt động khác

   8.1. Quy tắc ứng xử.

        Khoa thường xuyên có thảo luận về quy tắc ứng xử trong các buổi giao ban hàng ngày, họp chi bộ, họp khoa... Nhằm biểu dương, phát huy những tấm gương được người bệnh và người nhà bệnh nhân, BGĐ khen ngợi. Đồng thời trao đổi, nhắc nhở, rút kinh nghiệm và có những biện pháp chế tài với những sai phạm trong quy tắc ứng xử.

8.2. Bình bệnh án, sinh hoạt chuyên môn 

       Khoa tổ chức bình bệnh án, bình phiếu chăm sóc hàng tháng theo quy định của bệnh viện. Từ đó rút ra những thiếu sót, tồn tại trong thủ tục hành chính, chuyên môn. Dần dần đã hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót về hồ sơ bệnh án, nâng cao chỉ số chất lượng hồ sơ bệnh án mà bệnh viện đề ra.

       Hàng ngày qua các buổi giao ban đồng thời cũng là sinh hoạt chuyên môn, các bác sỹ được tự do  bình luận đưa ra những thông tin cập nhật về thuốc, phác đồ điều trị mới, sau đó toàn khoa thảo luận, kết hợp hỏi thêm kinh nghiệm của đầu ngành để áp dụng vào cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong khoa phòng. Khoa cấp cứu cũng kết hợp với nhiều khoa phòng khác trao đổi, cập nhật những kiến thức mới hoặc trau giồi lại những kiến thức cơ bản cần thiết...              

8.3. Hiến máu nhân đạo, khám sức khoẻ tình nguyện 

      Khi có cấp cứu sốc mất máu cần phải truyền nhiều máu mà số lượng máu trong bệnh viện khan hiếm, số lượng máu người nhà hỗ trợ không đủ, để cứu sống người bệnh đã nhiều lần các cán bộ viên chức khoa cấp cứu đã tự nguyện thử nhóm máu và hiến máu cho người bệnh, kịp thời cứu sống nhiều người bệnh.

      Các đoàn viên thanh niên, công đoàn khoa cấp cứu cũng thường xuyên hưởng ứng tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo và khám sức khoẻ tình nguyện do bệnh viện, hội chữ thập đỏ tổ chức. Nhiều cá nhân được tặng thưởng và bằng khen khi có thành tích tốt trong tham gia hoạt động các phong trào hiến máu nhân đạo và khám sức khoẻ tình nguyện.

Khám chữa bệnh từ thiện

9. Thành tích nổi bật

- Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền

- Bằng khen Bộ Y Tế 2020

Nghiên cứu khoa học:

- Năm 2015: Đã thực hiện 02 đề tài NCKH cấp cơ sở, 01 bài báo cáo 

- Năm 2016: Đã thực hiện 02 đề tài NCKH cấp cơ sở

- Năm 2017: Thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện,  01 bài báo

- Từ năm 2018-2023: Mỗi năm thực hiện 02 đề tài NCKH cấp cơ sở

- Năm 2023: Hoàn thành 1 đề tài cấp tỉnh đã được nghiệm thu

 

10. phương hướng định hướng phát triển

- Trong những năm tiếp theo tiếp tục ứng dụng KHKT mới, nhằm triển khai đến mức tối đa có thể các danh mục kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu chống độc (theo thông tư 22,43/BYT).

- Tập thể khoa luôn đạt tập thể lao động xuất sắc. Phấn đấu bằng khen của Bộ Y Tế và bằng khen của thủ tướng chính phủ.

 

THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL 

EMERGENCY DEPARTMENT 

1. Department: EMERGENCY DEPARTMENT

2. Telephone: 02083756668

3. Place: Building B of the hospital, 1st floor

4. Current department leaders

Head of Emergency Department

Specialist Level 2 Doctor Le Duy Dao

 

Vice-head Emergency Department 

Specialist Level 2 Doctor

Nguyen Van Dao

Vice-head Emergency Department 

Specialist Level 2 Doctor

Dao Thi Huong

Chief Nursing

Specialist level 1 Nursing

Trinh Xuan Truong

 

5. Leadership through the ages

5.1: Specialist level 2 doctor Tran Trung Kien. 

Former head of emergency department 2015-2018

5.2: Specialist level 2 doctor Ha Duc Trinh. 

Former head of emergency department 2018-2020

6. Organizational structure

The Emergency Department - Thai Nguyen Central Hospital is a 24/7 emergency unit, with all patients from Thai Nguyen and neighboring provinces transferred to the emergency room as well as arriving on their own. Every day receives an average of 120 - 150 patients from different specialties, ensuring timely and effective emergency treatment. Out-of-hospital emergency, ready to respond to mass emergencies and emergency care in disaster situations. The Department is responsible for receiving, screening, initial assessment and emergency treatment of patients coming to the hospital according to

emergency priority status. Stabilize the patient, perform emergency medical and surgical resuscitation, and advanced cardiopulmonary resuscitation if the patient is in a critical or life-threatening condition. Support other specialties in initial treatment to stabilize the patient's condition before being transferred to other specialties for intensive treatment. The Emergency Department of Thai Nguyen Central Hospital has a team of doctors with many years of experience working in the field of emergency, resuscitation, trauma and a team of highly trained nurses and technicians who can receive and Urgently handle emergency cases in fields such as Internal Medicine, Surgery, Obstetrics, Stroke, Cardiology, Urology... Thai Nguyen Central Emergency Team is trained, trained in skills and working procedures. group work to coordinate and save patients' lives as quickly as possible and with the most modern methods.

6.1. Summary of the unit's development process

Thai Nguyen Central Hospital Emergency Department was established on February 1, 2015 according to Decision No. 103 QD/BV dated January 27, 2015 on the basis of the emergency unit - medical examination department. Although it is a very young department, however, under the attention of the Party Committee and Board of Directors, along with good management, the emergency department has matured and increasingly developed, bringing more trust and prestige to the department. departments and hospitals. Meet the expectations of patients and people in the area.

6.2. Current human resource situation: 62 officials

- Doctors: 16 

+ Specialist level 2 doctor: 03

+ Master of medicine: 03

+ MSc, Resident Doctor: 01

+ Specialist level 1 doctor: 02

+ Doctors: 07
- Nurses: 46 

+ Specialist level 1 Nursing: 02

+ University nursing: 02

+ College nursing: 41

+ Trick room

+ Isolation room

+ Medical Equipment Room

+ Gastric lavage room

6.3. The related systems: 

- Reception and emergency triage area

- Emergency area

- Treatment area, temporary stay

+ ICU recovery room

+ Trick room

+ Isolation room

+ Medical Equipment Room

+ Gastric lavage room

6.4. Modern facilities:

Thai Nguyen Central Hospital is a Special Class Hospital, the first hospital in the northern mountainous region ranked highest by the Ministry of Health. The Emergency Department is the gateway department of the hospital, so the Board of Directors has tried their best to Pay attention to investing in full equipment, machinery, drugs and tools used in emergency care such as: modern mobile ventilators, Newport e360 ventilators, Drager, Carescape R860, Bennet 980, electroshock machines, monitoring machines , ECG machine, fluid aspirator, blood glucose meter, general ultrasound, blood gas machine, emergency dialysis machine, USCOM machine, ROTEM coagulation testing machine... Facilities and functional rooms help Organizing a closed emergency process from patient admission - examination - emergency treatment - paraclinical is carried out almost on the spot, giving quick results, minimizing time in diagnosis, helping to treat emergency quickly. for sick people. Modern hemodialysis machines can perform all forms of artificial kidney and hemofiltration such as intermittent hemodialysis, continuous hemodialysis, plasma exchange, and adsorption hemodialysis for patients with chronic kidney failure and kidney failure. acute kidney disease, acute hepatitis, acute pancreatitis, septic shock, severe poisoning and immune-related diseases such as HELLP syndrome, Guillan - Barre syndrome and other neurological diseases, systemic lupus erythematosus system…..

7. Professional activities.

7.1. Function and misson

a) Receive and treat all emergency patients transferred to the hospital.

b) Assess, classify the disease condition and implement appropriate emergency measures according to emergency priority until the patient overcomes the critical condition and within 48 hours, transfer the patient to the Resuscitation Department positive or an appropriate specialty when the patient's condition allows or discharge at the department.

c) Organize work in shifts.

d) Strictly implement professional processes and regulations in the hospital;

d) Organize an emergency chain together with the Intensive Care Department to provide professional support for the emergency system in departments in the hospital.

e) Scientific research, consultation and education on emergency first aid for the community.

g) Training and participating in training of officials and line leaders in the field of emergency care for lower levels.

7.2. Some pictures