1. Procalcitonin với vai trò đặc biệt!
Procalcitonin (PCT) là tiền chất của hormon calcitonin, được cấu tạo từ 116 acid amin. PCT thường được sản xuất bởi các tế bào C trong tuyến giáp, cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác trong cơ thể như tế bào gan, phổi, monocyte... khi bị kích thích bởi một tổn thương nặng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn toàn thân. Nội độc tố vi khuẩn, cytokin tiền viêm, IL-6 và TNF-α là những dẫn chất chính trong cơ chế tăng sinh PCT, nhưng nơi tổng hợp và giải phóng PCT chủ yếu vẫn là tại gan. Trong huyết tương PCT có thời gian bán hủy từ 19-24h.
Bệnh nhân bị sốt nếu nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn, việc quyết định có sử dụng kháng sinh hay không có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu lạm dụng kháng sinh hay bỏ sót một bệnh lý nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu dùng không đúng dễ gây ra tình trạng đa kháng kháng sinh nguy hiểm. Vì vậy, rất cần thiết chẩn đoán sớm: Nhiễm khuẩn hay không?
PCT có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các marker khác CRP, Interlekin. Đây là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Nó được sản sinh chuyên biệt bởi nhiễm trùng không do virus, không bị ảnh hưởng bởi nhiễm virus hoặc các đáp ứng tự miễn khác, nồng độ PCT trong máu độc lập với chức năng thận. Nồng độ PCT thấp có giá trị tiên lượng âm tính cao để loại trừ nhiễm khuẩn huyết và ngược lại, nồng độ PCT cao khẳng định chẩn đoán nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nhất là khi có rối loạn chức năng các cơ quan, hậu quả của quá trình viêm toàn thâ, suy đa tạng…
2.Chỉ định xét nghiệm PCT:
1. Sốt (phân biệt sốt do virus hay do vi khuẩn)
2. Phân biệt viêm do nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn
3. Đánh giá tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
4. Đánh giá, tiên lượng bệnh nhân có các bệnh viêm nặng: viêm phúc mạc, viêm phổi, hội chứng viêm hệ thống, suy đa tạng..
5. Chỉ đẫn, đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh
3. Lấy 3 ml máu tĩnh mạch chống đông heparin, gửi lên phòng xét nghiệm Sinh hóa (không cần nhịn ăn trước khi lấy máu) thực hiện 24/24h, 7 ngày trong tuần. Thực hiện theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang có độ chính xác cao.
4. Phân tích kết quả: Nguồn: Hiệp hội nhiễm khuẩn Đức (2006); Hướng dẫn điều trị