SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG

Tổ Dược lâm sàng - Thông tin thuốc

Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này.

Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần xuất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG

1. Phân loại các loại phẫu thuật theo AITEMEIER (1955)

1.1. Loại 1: phẫu thuật sạch

Phẫu thuật da còn nguyên vẹn, không viêm, không sang chấn, không liên quan đến miệng hầu, ống tiêu hoá, hệ thống hô hấp, hệ niệu sinh dục, không có lỗi về vô khuẩn, khâu vết mổ ngay và không dẫn lưu.

1.2. Loại II: Phẫu thuật sạch - nhiễm

Phẫu thuật da còn nguyên vẹn có liên quan đến ống tiêu hoá, hệ hô hấp, tiết niệu nhưng chưa có nhiễm khuẩn

1.3. Loại III: Phẫu thuật bị nhiễm

Vết thương mới do chấn thương không nhiễm bẩn; phẫu thuật liên quan đến tiết niệu, đường mật, tiêu hoá có nhiễm khuẩn.

1.4. Loại IV: Phẫu thuật bẩn

Vết thương do chấn thương trên 4 giờ; thủng tạng rỗng; vết thương có dị vật, mô hoại tử.

2. Điều kiện tiến hành kháng sinh dự phòng

Chỉ định kháng sinh dự phòng trong các trường hợp: phẫu thuật sạch, Phẫu thuật sạch - nhiễm

Và không khuyến cáo sử dụng dự phòng trong các phẫu thuật khác  ( Phẫu thuật bị nhiễm hoặc Phẫu thuật bẩn).

3. Tiêu chí lựa chọn kháng sinh dự phòng

·     Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ:

Phẫu thuật sạch: Cầu khuẩn Gram dương chiếm ưu thế

Phẫu thuật sạch – nhiễm: Vi khuẩn Gram âm (vi khuẩn họ đường ruột); VK kỵ khí (Bacteroides gặp phẫu thuật đại trực tràng).

·     Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc ra vi khuẩn đề kháng thuốc

·     Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.

·     Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của thuốc càng ít càng tốt.

·     Không sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây độc không dự đoán được và có mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều.

·     Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê

·     Thời gian bán thải của thuốc dài

·     Liệu pháp kháng sinh dự phòng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng sinh trị liệu lâm sàng.

4.  Đường dùng thuốc kháng sinh dự phòng

- Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào.

- Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định

- Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng

- Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh).

 5.  Thời gian dùng thuốc

Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da

·    Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:

+ Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh.
+ Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên 25ml/kg ở trẻ em, nên bổ sung liều KSDP sau khi bổ sung dịch thay thế.

6.  Liều dùng kháng sinh dự phòng

Liều tương đương liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó

I. LỰA CHỌN KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT

1. Kháng sinh dự phòng trong sản khoa

1.1.Các thủ thuật sản khoa cân nhắc sử dụng kháng sinh dự phòng

Các thủ thuật sản khoa cân nhắc dùng kháng sinh dự phòng: mổ lấy thai, cắt tử cung (đường âm đạo, đường bụng), phẫu thuật sa bàng quang, sa trực tràng, phẫu thuật ung thư.

·     Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, thường gặp như: Nhiễm trùng vết mổ, Nhiễm trùng đường tiết niệu, các nhiễm khuẩn nặng: viêm tử cung toàn phần, viêm phúc mạc toàn bộ. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng đã được chứng minh làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở các ca mổ lấy thai.

·     Vi khuẩn thường gặp:

+  Trực khuẩn hiếu khí Gram (-): E. Coli, Klebssiela , Gardnerella vaginalis.

+  Trực khuẩn kỵ khí Gram (+): Clostridium Spp.

+ Trực khuẩn kỵ khí Gram (-): Bacteroides  fragilis.

+ Vi khuẩn nội bào:  Ureaplasma spp., Mycoplasma spp.

·     Nguyên lý sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai: Giảm số lượng vi khuẩn hiện diện tại thời điểm phẫu thuật về mức mà hệ miễn dịch có thể vượt qua được.

1.2. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản khoa

 1.3. Thời gian dùng thuốc

Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da

1.4. Thời điểm dùng kháng sinh dự phòng

Nhiều tác giả lựa chọn thời điểm tiêm sau khi kẹp dây rốn vì lo sợ kháng sinh vào máu của trẻ sơ sinh có thể gây ra một số bất lợi. Nhưng để đạt được nồng độ kháng sinh tại vị trí vết mổ trước khi rạch ra thì cần tiêm kháng sinh dự phòng trước 30 phút. Trong một nghiên cứu đối với cefazolin cho thấy tiêm kháng sinh trước khi rạch da làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ hơn là sau khi kẹp dây rốn nhưng không có bất lợi cho thai.

Vì vậy, khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi rạch da.

·     Sử dụng kháng sinh dự phòng không phải là biện pháp duy nhất ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng vệ sinh phòng mổ, dụng cụ mổ, phẫu thuật viên, vệ sinh cá nhân người bệnh.

2. Kháng sinh dự phòng trong một số phẫu thuật, thủ thuật