NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
CHUYỂN TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG DƯỜNG UỐNG
Tổ Dược lâm sàng - Thông tin thuốc
1. Tiêu chí xác định người bệnh có thể chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống
Tùy theo đối tượng người bệnh để xem xét chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống cho phù hợp.
2. Sinh khả dụng một số kháng sinh có cả dạng uống và tiêm (80% - 100%)
· Sinh khả dụng của thuốc (F) là thông số biểu thị tỷ lệ lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn chung ở dạng còn hoạt tính so với liều đã dùng.
· Các kháng sinh đường uống có sinh khả dụng > 50% là có thể chấp nhận được, sinh khả dụng > 80% thì có thể coi khả năng thâm nhập của thuốc uống vào máu xấp xỉ đường tĩnh mạch. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường tiêm khi không thể uống được.
· Sinh khả dụng một số kháng sinh tại bệnh viện có cả dạng uống và tiêm (80% - 100%)
- Ofloxacin - Ciprofloxacin
- Levofloxacin - Moxifloxacin
- Fluconazole - Metronidazole
· Sinh khả dụng của các kháng sinh đường uống tại bệnh vện
3. Kháng sinh chuyển từ đường tiêm sang đường uống
· Điều trị nối tiếp/điều trị đổi kháng sinh (Áp dụng cho các kháng sinh có cả đường tiêm và đường uống) như:
- Cefuroxime - Metronidazole
- Ofloxacin - Ciprofloxacin
- Levofloxacin - Moxifloxacin
· Điều trị xuống thang (Chuyển từ kháng sinh đường tiêm/truyền sang kháng sinh đường uống)